Meji
800,000 đ
Ngày đăng: 14:29 PM, 28/08/2024 - Lượt xem: 25
Tăng trưởng bình thường: Sau sinh, chiều dài trung bình của trẻ khoảng 50cm, trong năm đầu đời chiều cao của trẻ tăng 3,5-3,8cm/tháng trong 3 tháng đầu, 3 tháng tiếp theo mỗi tháng tăng trung bình 2cm, chiều cao lúc 1 tuổi gấp rưỡi khi sinh.
Sau 1 tuổi, mỗi năm trẻ tăng 5cm (1-10 tuổi). 6 tuổi trẻ cao từ 105cm -115cm. Tăng trưởng chiều cao giai đoạn 11-12 tuổi tăng 7-8cm/năm. 13-15 tuổi tăng 8-9cm/năm. Sau khi dậy thì tốc độ tăng trưởng chậm lại để đạt chiều cao trưởng thành.
Chậm tăng trưởng là khi chiều cao theo tuổi ≤ 2 số đo so với quần thể tham khảo cùng tuổi giới, chủng tộc. Chậm tăng trưởng có thể xảy ra ở các thời kỳ khác nhau (giai đoạn bào thai, giai đoạn nhũ nhi, giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì) hoặc suốt cuộc đời của trẻ.
Trẻ có tầm vóc thấp có thể là biểu hiện của suy dinh dưỡng hay có thể là do cách tăng trưởng của trẻ được thừa hưởng di truyền của cha mẹ, hoặc xảy ra mà không có căn nguyên rõ rệt.
Điển hình chậm tăng trưởng này xảy ra trong giai đoạn thơ ấu, tốc độ tăng trưởng chậm mặc dù có thể vẫn trong giới hạn cho phép.
Chậm tăng trưởng có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như: bệnh mạn tính, rối loạn nội tiết tố (15% bệnh nhân có tầm vóc thấp là do liên quan đến nội tiết), nhiễm trùng, dinh dưỡng kém, rối loạn tâm lý tình cảm...
Chậm tăng trưởng thường xảy ra trong một thời gian dài nên triệu chứng khởi đầu thường không rõ và ở giai đoạn muộn được biểu hiện là trẻ có tầm vóc thấp và kéo dài sẽ gây chậm dậy thì.
Điển hình là đường cong biểu diễn tăng trưởng của trẻ thấp trong 3 năm đầu đời. Tốc độ và đường cong tăng trưởng, tăng cân đều chậm hoặc luôn ở ngưỡng dưới của giới hạn bình thường và biểu hiện có thể sớm ngay từ 3-6 tháng tuổi và kéo dài 2-3 tuổi.
Khi trẻ có thể giành lại tốc độ tăng trưởng ở mức bình thường thì thường trẻ vẫn ở trong giới hạn thấp của sự tăng trưởng, và điều này nhiều khi kéo dài cho đến tận tuổi tiền dậy thì.
Để chẩn đoán, trẻ cần thường xuyên được kiểm tra cân nặng và chiều cao, thăm khám sức khỏe định kỳ. Việc điều trị chậm tăng trưởng không khẩn cấp, hơn nữa chẩn đoán cũng như phát hiện ra thường muộn, nên quan trọng nhất là theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm và can thiệp kịp thời thì trẻ có thể bắt kịp được về tăng trưởng như các trẻ khác.
Bác sĩ Trần Thị Na - khoa dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi trung ương - nhấn mạnh, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị chậm tăng trưởng ở trẻ em. Để điều trị trẻ bị chậm tăng trưởng có hiệu quả, cha mẹ cần phải đảm bảo nguyên tắc:
1. Tăng số bữa ăn
2. Cung cấp thức ăn trẻ yêu thích
3. Cung cấp các thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao
4. Cung cấp đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Hằng Nga, khuyến nghị về nhu cầu năng lượng cho trẻ chậm phát triển là 120 - 200 kcal/kg/ngày (nhu cầu cho tuổi x cân nặng lý tưởng ÷ cân nặng thực tế). Tuy nhiên, phương pháp này thường ước tính quá mức nhu cầu năng lượng của trẻ.
Một cách tiếp cận thiết thực hơn là nhắm tới nhu cầu của trẻ về lượng calo theo độ tuổi và sau đó bổ sung 10% - 20% lượng calo bổ sung, cho đến khi trẻ đạt được tốc độ tăng trưởng bình thường theo độ tuổi. Lượng calo tăng dần được dung nạp tốt hơn ở trẻ chậm tăng trưởng.
Với trẻ bình thường: nhu cầu năng lượng cần cho sự tăng trưởng là 40% tổng nhu cầu năng lượng ở tháng đầu tiên, 35% trong 3 tháng đầu đời, sau đó nhanh chóng giảm xuống 17,5% ở 3 tháng tiếp theo và 5% lúc 12 tháng và 2-3% ở năm thứ hai và duy trì 1-2% ở tuổi thanh thiếu niên và giảm không đáng kể sau 20 tuổi.
Cụ thể : Nhu cầu < 3 tháng 110 Kcal/kg/ngày; 3-6 tháng 100 - 110 Kcal/kg/ngày; > 6 tháng 100 Kcal/kg/ngày; 1-3 tuổi 90- 95 Kcal/kg/ngày; 3-6 tuổi 80 - 90 Kcal/kg/ngày; 6-9 tuổi 70-80 Kcal/kg/ngày; 9-12 tuổi 60-70 Kcal/kg/ngày; 12-15 tuổi; 50 - 60 Kcal/kg/ngày 15-18 tuổi; 40-50 cal/kg/ngày.
Với trẻ đẻ non hoặc suy dinh dưỡng: Tốc độ tăng trưởng sẽ rất cao, có thể tăng gấp 20 lần ở trẻ thấp cân, suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và tăng gấp 5 lần ở trẻ thấp còi hay còi cọc so với trẻ thường.
Nhu cầu protein đối với trẻ chậm tăng trưởng tương tự như nhu cầu về protein đối với trẻ khỏe mạnh.
Nhu cầu một số vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm và vitamin D đảm bảo tối ưu có thể. Vì vậy, trẻ em có chậm tăng trưởng cần được đánh giá về tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng này và bổ sung khi cần thiết. Trong hầu hết các trường hợp, một loại vitamin tổng hợp sẽ đủ để đảm bảo lượng vi chất dinh dưỡng cần thiết.