Yến sào, một trong 10 món ăn đắt nhất thế giới, là đặc sản Đông Nam Á được ví von là “vàng trắng”, “trứng cá Caviar phương Đông” nhưng “chất lượng xứng giá cả” vì những công dụng thần kỳ. Việt Nam là một trong số ít quốc gia thu hoạch được yến sào có chất lượng tốt nhất thế giới.
Yến sào ăn nhiều có tốt hay không?
-------------------------------------
Bởi vì yến sào chứa quá nhiều chất dinh dưỡng nên nhiều người vẫn còn nghi ngờ, không biết tổ yến có thực sự tốt hay không hay ăn nhiều yến sào có ảnh hưởng gì không. Nhiều người vẫn thường có suy nghĩ nên ăn nhiều một chút sẽ tốt hơn, tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Tổ yến có chứa 44 – 55% protein, 18 loại axit amin và hơn 31 vitamin, khoáng chất thiết yếu, việc sử dụng với số lượng lớn, không ăn tổ yến đúng cách sẽ khiến cho hàm lượng các chất này vượt quá mức cho phép, từ đó đưa đến những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Cụ thể, những tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng yến sào quá liều lượng là:
- Vị ngọt, tính trương nở lớn ở yến sào sẽ gây no, chán ăn, từ đó dẫn tới ăn ít hay thậm chí là không ăn các bữa chính, làm rối loạn đồng hồ sinh học của cơ thể.
- Cơ thể hấp thụ quá nhiều Axit amin có trong yến sào sẽ gây ra các ảnh hưởng xấu cực kỳ nghiêm trọng đối với hệ thần kinh.
- Bổ sung quá nhiều các nguyên tố vi lượng có trong yến sào sẽ gây ra ngộ độc nguyên tố, về lâu dài có thể dẫn tới ung thư cũng như nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.
- Ăn quá nhiều protein từ yến sào cũng gây ra các tình trạng như nôn mửa, táo bón, khó tiêu hóa, ….
Ông cha ta vẫn thường nói: “Bổ quá hóa độc”, việc ăn quá nhiều yến sào một lúc không tốt mà nó có thể mang lại nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe trong tương lai.
Ăn tổ yến đúng cách bao nhiêu là đủ?
-----------------------------------------
Mỗi giai đoạn của con người sẽ có liều lượng riêng biệt, vậy ăn tổ yến đúng cách bao nhiêu mỗi tuần là đủ?
- Trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi không nên cho trẻ sử dụng tổ yến bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa thực sự hoàn thiện ở giai đoạn này.
- Trẻ từ 12 đến 36 tháng tuổi: có thể bắt đầu ăn thật ít để hệ tiêu hóa của bé làm quen dần. Mẹ cần xay nhỏ và trộn với cháo hoặc sữa để bé ăn, nhờ đó mà hệ miễn dịch, sức đề kháng của bé được tăng cường, có khả năng chống lại các bệnh liên quan đến đường hô hấp, hạn chế ốm vặt và hỗ trợ phát triển trí não.
- Trẻ từ 3 đến 10 tuổi phát triển nhanh về thể trọng và trí não, cần được sử dụng yến sào để phát triển theo một chiều hướng tốt nhất, tăng hệ miễn dịch giúp ngăn ngừa các bệnh do thời tiết.
- Phụ nữ khi sử dụng thường xuyên yến sào sẽ giúp cho làn da hồng hào, khỏe mạnh, mịn màng, giữ mãi sự trẻ trung và ngăn ngừa nếp nhăn.
- Người trưởng thành ăn tổ yến sẽ cải thiện hiệu quả các cơ quan nội tạng như thận, phổi và tim.
- Phụ nữ đang mang thai ăn tổ yến sẽ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng dinh dưỡng phong phú, tăng cường sức khỏe cho cả mẹ lẫn bé, chống lại các bệnh thiếu máu hay dị tật thai nhi. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên sử dụng yến sào kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Trong thời gian này đến sau khi sinh khoảng 4 tháng, có thể dùng 5 gram/lần/ngày. Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 sau khi sinh thì dùng 5 gram/lần/2 ngày và từ tháng thứ 7 trở đi thì dùng 5 gram/lần/3 ngày.
- Người già dùng yến sào sẽ có lợi cho thần kinh và trí nhớ, kích thích tiêu hóa và mang lại những giấc ngủ ngon.
- Người bệnh: Tổ Yến có hàm lượng dinh dưỡng cao như glyco và protein (45 – 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao, giúp bệnh nhân mau hồi phục sức khỏe.
Lưu ý: Sau khi dùng yến sào khoảng 2 – 3 tháng, tốt nhất bạn nên tạm dừng khoảng 2 – 4 tuần để cơ thể tiêu hóa hết những dưỡng chất còn tồn đọng rồi mới tiếp tục sử dụng.
Làm thế nào để ăn tổ yến đúng cách?
------------------------------------------
- Chế biến đúng cách: Trong các phương pháp chế biến yến sào, chưng yến được xem là cách đơn giản, hiệu quả và đảm bảo lưu giữ được đầy đủ nhất hàm lượng dinh dưỡng trong tổ yến.
Chưng cách thủy là phương pháp chế biến yến sào phổ biến và tốt nhất
- Ăn đủ liều lượng
- Bảo quản đúng cách: Thông thường, tổ yến thô có thể để được trong thời gian rất dài. Tuy nhiên nếu tổ yến đã qua sơ chế, chế biến thì thời gian bảo quản sẽ ngắn lại. Bạn cần có cách bảo quản yến sào hợp lý, tránh hư hỏng gây lãng phí hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe nếu lỡ ăn phải.